Monday, November 18, 2024

Nơi Có Một Tình Yêu

Bâng khuâng chân bước ngày trở lại
Trường xưa lớp cũ vẫn đợi chờ
Con chim nào hót bên cửa sổ
Thức dậy trong tôi thuở mộng mơ
Thương đứng chờ ngoài hành lang phòng giáo vụ, thầy chủ nhiệm khoa bước ra tươi cười trao cho Thương tập hồ sơ ra trường, rồi thắc mắc:
- Em nằm trong số ít người thi tốt nghiệp ra trường điểm cao, được quyền chọn nhiệm sở, sao em lại chọn về dạy ở quê nhà Gò Vấp?
Thương cúi đầu, nhìn bâng quơ ra sân trường tìm câu trả lời. Thầy lại nhìn Thương như đồng cảm:
- Thầy hiểu nỗi lòng của em khi muốn gần gia đình, nhưng các trường ngay trung tâm Sài Gòn cũng có xa xôi gì. Ở đây có nhiều trường điểm, cơ sở vật chất đầy đủ, các phụ huynh học sinh khá giả luôn tạo điều kiện tốt cho thầy cô giảng dạy, và em sẽ có cơ hội tiến thân trong nghề nghiệp, chuyên môn ?
Thương vẫn đưa mắt dưới sân trường, nói như cho chính mình:
-Thưa thầy, thầy cũng là một nhà giáo, nên cũng hiểu rằng ở thời buổi vật chất lên ngôi như hiện nay, thì những người chọn Sư Phạm là xuất phát từ trái tim chứ không phải cài đầu lý trí. Em không nghĩ đến chuyện tiến thân, mà chỉ mong được dạy dỗ học sinh trong quận của mình, như một sự đền đáp lại công ơn thầy cô đã cưu mang em.
Thầy gật gù, hiểu được quyết định của Thương, vỗ vai cô học trò trước khi chia tay:
-Thầy chúc em nhiều may mắn. Em sẽ trở lại thăm trường không? Chúng ta vẫn có dịp gặp lại nhau chứ?
Thương chào thầy rồi quay đi:
-Dĩ nhiên rồi thầy ạ. Trái đất tròn, huống gì đất Sài Gòn chật hẹp của chúng ta.
Thương đến Phòng Giáo Dục giữa buổi trưa cuối hè nóng như chảo rang. Trời vắng lặng khô khan, mấy cây trứng cá ngoài sân đứng im lìm đón chờ ngọn gió mát hiếm hoi. Thềm bậc tam cấp dẫn lên văn phòng lác đác những lá trứng cá khô làm bước chân Thương nghe như vui mừng nôn nao, rạo rực như tiếng lá khô vỡ vụn dưới chân. Trong phòng chỉ có một người đang ngồi cắm cúi ghi chép gì đó trên chồng giấy trắng, nghe tiếng Thương liền ngẩng đầu lên:
-Thương hả em? Vào đây ngồi nghỉ cho mát. Thầy cứ nghĩ ngày mai em sẽ đến.
Thương đứng sững lại, khi nghe giọng nói quen thuộc của thầy Tiến, thầy dạy môn văn khi Thương còn ở dưới mái trường cấp ba. Khi ra trường, Thương cũng có nghe nói thầy đã chuyển qua làm việc trên Phòng Giáo Dục, nhưng không ngờ lại được gặp thầy hôm nay. Thầy đưa ly nước trà cho Thương, rồi chậm rãi:
-Vậy là mấy năm rồi em nhỉ? Ngày ấy, thầy vẫn mong em vào Ðại Học Sư Phạm để về trường cũ nối tiếp thầy cô, vì thầy biết em có năng lực, có tâm huyết với nghề .
Thầy dừng lại, nhấp một ngụm trà:
- Nhưng em đã chọn Cao Ðẳng Sư Phạm. Em có thể chia sẻ với thầy lý do không?
Thương vén lại mái tóc, rồi nhìn thầy rất tự tin:
-Thưa thầy, suốt mười hai năm đi học, em nhận ra giai đoạn cấp hai, từ lớp sáu đến lớp chín là đoạn đời trong sáng nhất, ngây thơ nhất của đời học trò. Lứa tuổi đó không còn bé, nhưng cũng chưa lớn, đã đọng lại trong em những kỷ niệm sâu sắc, nên em thực sự muốn sống lại quá khứ của mình qua thế hệ đàn em.
Thầy nở nụ cười đầm ấm:
-Vậy ư? Em làm thầy cũng nhớ lại thuở nghịch ngợm dại khờ cấp hai. Bữa đó trên đường đi học, thầy và đứa bạn mê xem đá banh ngoài sân vận động quên cả giờ học, bị cô giáo phạt mang giấy kiểm điểm về nhà cho ba mẹ ký tên, thế là hai đứa đi lang thang đến tối mới dám về nhà chịu đòn. Còn em chắc là có vô số kỷ niệm nhỉ?
Thương hơi mắc cỡ, nhưng bạo dạn nói tiếp:
- Dạ, thật khó mà nói hết cảm giác về những tháng ngày đó. Chỉ biết rằng em đã sống hết mình, từng phút từng giây cho trường lớp, bè bạn, thầy cô. Em chỉ biết học, rồi chơi, không vương vấn, âu lo một chút gì. Và em cũng nhớ có lần đã tặng cho anh bạn lớp bên cạnh một cái ? bạt tai vì dám viết thơ tỏ tình với em, bởi vì lúc đó em mê học hơn mê chơi.
Thầy bật cười lớn:
-Trời, tội nghiệp anh chàng tuổi trẻ. Nếu có dịp em phải xin lỗi người ta đó, nhớ chưa?
Thầy đứng lên, đi ra phía sau tủ lấy ra một số giấy tờ, rồi trở lại ghế ngồi, châm thêm trà, báo cho Thương một tin bất ngờ:
- Nghe em kể chuyện, thầy quyết định đưa em về dạy tại ngôi trường cũ, thầy hiệu trưởng vẫn là thầy Triệu đấy.
Thương muốn hét to lên vì sung sướng. Còn nỗi hạnh phúc nào hơn được đứng trên bục giảng ngôi trường ngày xưa mình đã làm học trò? Không nói ra, Thương nhìn thầy Tiến bằng đôi mắt biết ơn. Nhưng Thương biết, là một nhà giáo lâu năm trong nghề, thầy hiểu rõ tâm trạng và nỗi khát khao của những người trẻ mới ra trường, nếu môi trường càng thoải mái, thuận lợi thì càng làm cho họ hứng khởi, tràn trề tâm huyết trên còn đường còn dài trước mặt.
Sau khi làm xong một số thủ tục giấy tờ, thầy tiễn Thương ra con đường cái, hai thầy trò đi dạo cho đến ngã tư, Thương mới leo lên xe đạp chạy về nhà. Thương vui sướng nhủ thầm, mình từ chối nhiệm sở ngoài Sài Gòn, mất cơ hội dạy trường nổi tiếng, nhưng về đây Thương được biết bao nhiêu điều tuyệt vời, gặp thầy Tiến cho về ngôi trường cũ, thầy hiệu trưởng vẫn còn đó, và chắc chắn một số thầy cô cũ cũng vẫn còn như xưa.
Trước ngày khai giảng, Thương đến trường trình diện với bộ quần áo đẹp nhất, với nỗi lòng háo hức bâng khuâng như thiếu nữ lần đầu hẹn hò. Thương bật cười với ý nghĩ đó, vì Thương chưa yêu nên không biết mình ví von có đúng hay không?
Cô hiệu phó đón Thương ngay cửa phòng giáo viên, nơi đang có cuộc họp chuẩn bị cho năm học mới, và đưa Thương vào phòng giới thiệu với mọi người:
- Xin các thầy cô chào đón Thương, cô giáo dạy toán mới ra trường. Thương cũng là học trò cũ của trường mình ngày xưa.
Rồi cô quay sang Thương giải thích:
- Hôm nay thầy Triệu hiệu trưởng đi họp trên quận, nhưng có dặn tôi đón tiếp cô học trò cưng của thầy cho chu đáo.
Ở dưới phòng họp, Thương nhận ra vài khuôn mặt thầy cô giáo cũ. Thương chạy đến chào hỏi, mọi người cũ mới vây quanh cô nói lời chúc mừng, đón chào cô trở về với ngôi trường này.
Chờ cho các cuộc chuyện trò lắng xuống, cô hiệu phó thông báo giờ nghỉ giải lao, rồi dẫn Thương đến gặp một thầy giáo trẻ vừa bước vào từ phía hành lang:
-Xin giới thiệu đây là cô Thương, cô giáo mới, trong khối Toán của thầy đó. Còn đây là thầy Huy, trưởng khối Toán của trường. Hai người làm quen nhau nhé .
Nói xong cô bước đi, thầy Huy bắt tay Thương:
- Hy vọng là em không quên tôi?
Thương hóm hỉnh:
- Ai mà quên được thầy giáo trẻ, hiền lành, đẹp trai mới ra trường thuở nào, bị các cô học sinh lớp chín quậy phá tưng bừng!? Em còn nhớ lớp em có nhỏ Thủy tóc quăn, mấy ngày liền đạp xe lẽo đẽo theo thầy về tận nhà, em đã mắng cho cô nàng một trận, còn nhỏ hỷ mũi chưa sạch, không lo học hành mà bày đặt đi ?mê thầy!
Thầy Huy bật cười:
- Ồ, vậy tôi phải cám ơn em vì chuyện này. Quả thật, ngày đó có lúc cô bé Thủy đã làm tôi khó xử.
- Cô nàng đó vậy mà biết yêu sớm. Vào giữa năm lớp mười một, chúng em đang bù đầu bù cổ học thi, hoặc tranh thủ giờ rảnh đi nghe nhạc xem phim, thì nó đã ?theo chồng bỏ cuộc chơỉ. Bây giờ nàng đã một nách hai con và làm bà chủ sạp gạo bên cổng xe lửa, bữa nào rảnh thầy nhớ ghé mua gạo ủng hộ Thủy nhe.
Thầy Huy hơi bối rối, đưa hai tay vào túi quần, ngước đôi kiếng cận màu trắng nhìn theo con chim đang nhảy nhót trên cành bàng ngay giữa sân. Thương đổi đề tài:
- Còn thầy, chắc gì thầy đã nhớ em học lớp nào nhỉ?
Chỉ chờ có vậy, thầy Huy nói ngay:
- Nguyễn Thị Hoài Thương học lớp 9A3, căn phòng cuối cùng trên lầu ba, đúng chưa?
Thương mở đôi mắt thật to, nhìn thầy Huy ngạc nhiên, chưa biết nói gì, thầy lại tiếp tục cho Thương bất ngờ:
- Hồi đó em ngồi ở đầu bàn cuối, dãy bên cạnh cửa sổ. Em hay mặc quần tây đen, áo sơ mi trắng hoặc áo sơ mi màu xanh đậm.
Thương reo lên:
- Ôi, thầy nhớ màu áo em mặc nữa sao?
- Bởi vì tôi nhớ có lần trong giờ toán của tôi, có anh bạn nghịch phá nào đó làm đổ cả bình mực vào chiếc áo trắng của em. Em đã khóc và nổi giận, nhưng tôi là thầy giáo trẻ chưa có kinh nghiệm, nên không có cách giải quyết thỏa đáng, em đã kéo anh bạn kia lên phòng hiệu trưởng để kiện cáo. Nghe đâu cô giáo chủ nhiệm phải họp lớp mấy lần mới xong chuyện cái áo trắng vấy mực đó, đúng không?
Thương úp mặt mình vào đôi bàn tay, che dấu niềm vui và xấu hổ:
- Sao hồi đó em dữ dằn quá thầy ơi! Anh bạn đó tên Nguyễn Tài Tư mà chúng em hay gọi là Tài Tử vì anh chàng có máu nghệ sỹ và giọng ca cải lương thiệt mùi. Sau năm học ấy vì nhà nghèo nên Tư nghỉ học, đi làm ở tiệm sửa đồng hồ ngay trước chợ Gò Vấp. Hễ lần nào em đi chợ gặp Tài Tư, là anh ta lên câu vọng cổ chọc ghẹo em: ? Ngày lại ngày qua bao mùa thương nhớ?ớ ?.Chiếc áo năm xưa, anh giữ mãi ?ớ?trong?ờ ?.lòng !?
Thầy Huy chăm chú ngắm nhìn Thương làm điệu bộ hát vọng cổ, làm Thương đỏ mặt dừng lại, rồi hai người cùng cười vang khiến con chim trên cây bàng giật mình vỗ cánh vụt bay đi. Thầy Huy hỏi:
- Thương muốn đi lên căn phòng lớp cũ chút xíu không? Cũng sáu năm rồi còn gì!
Thương bước theo thầy Huy lên cầu thang, đi bộ qua dãy hành làng dài im vắng, kỷ niệm ngày xưa ùa về làm bước chân Thương thêm ngập ngừng, xuyến xao. Ðến lớp học cũ, Thương chạy vào ngay chiếc ghế ngồi thân quen nơi cuối dãy ngoài cùng. Thầy Huy cũng ngồi bên bàn đối diện, im lặng cho Thương sống lại những ngày cũ đầy nhớ thương. Một lát sau, thầy Huy lên tiếng:
- Em có nhớ ngày cuối cùng năm học, em và mấy cô bạn sau tiệc liên hoan đã đi một vòng khắp các lớp học trong trường, xuống phòng Ban Giám Hiệu, Phòng Giáo Viên, căng- tin, rồi em òa khóc nức nở dưới cây phượng già ngay góc sân?
Thương chống tay lên cằm, mơ màng nhớ xa xôi:
- Ðúng vậy, hình như bữa đó trời mưa, mấy cánh hoa phượng nằm tả tơi dưới sân trường, làm em thêm nức nở, khóc như chưa bao giờ được khóc! Mà sao thầy nhớ nhiều về em thế, thầy đâu phải thầy chủ nhiệm của em? Hay là thầy nhớ em hoài vì chưa trừng phạt được những quậy phá của cô học trò ngỗ nghịch như con trai?
Thầy Huy lắc đầu, xoay người, nhẹ nhàng nhìn theo bàn tay Thương đang vân vê những dấu gạch khắc nguệch ngoạc trên mặt bàn gỗ:
- Em quên rồi sao? Hồi đó em là học sinh nổi bật trong trường, vừa giỏi toán lại biết làm thơ viết văn. Khi em có bài thơ đăng trên báo, thầy hiệu trưởng đã đọc ngay trước toàn trường trong giờ chào cờ đầu tuần, vì bài thơ rất đặc biệt, nói về ngôi trường của mình, với đầy đủ tên trường và tên các thầy cô trong đó.
- Vâng, nhưng lâu rồi, em không còn nhớ bài thơ nữa thầy ạ!
- Còn tôi thì vẫn nhớ một đoạn vì có tên tôi:
Cô Yến dạy Văn, thầy Huy dạy Toán
Thầy Vinh môn Anh, môn Sử thầy Huề
Môn Hóa cô Oanh, Sinh Vật thầy Thê
Thầy Hiển: Ðịa, Chính Trị: cô Mộng Ðiệp ??
Trong số đó, bây giờ chỉ còn tôi và cô Yến, thầy Vinh, thầy Thê. Còn những người khác, kẻ theo chồng bỏ nghề, kẻ thì chuyển trường khác, và có người đã đi xuất cảnh bên trời Tây. Cuộc đời mới đó mà đã có bao đổi thay.
Thầy chợt nhìn sâu vào mắt Thương, hỏi nhỏ:
- Còn em, cảm giác ngày trở về hôm nay như thế nào?
Thương sửa lại tư thế ngồi, mắt vẫn không rời chiếc mặt bàn nâu bóng vì thời gian, làn môi Thương run run với nỗi xúc động chợt dâng trào:
-Ngày xưa Từ Thức trở về chốn cũ với hoài niệm xót xa vì cảnh vật đã đổi thay, còn em về nơi đây, cảnh cũ cảnh mới, người cũ người mới, tất cả như đan xen với nhau cho em tìm lại được những kỷ niệm ngày nào. Cây phượng già còn đó, mấy cây bàng dưới mái hiên vẫn xanh tươi màu xanh hy vọng, trường cũ thầy xưa còn đây, có chăng là những khuôn mặt học trò mới lạ, em càng thấy náo nức đợi chờ. Chưa bao giờ em thấy mình thực sự hạnh phúc như hôm nay.
Tiếng chuông báo giờ giải lao đã hết, Thương cùng thầy Huy vội trở xuống phòng họp, bỏ lại căn phòng vắng những dư âm của câu chuyện còn đang dở dang.
Khi buổi họp kết thúc, Thương đi bộ ra bãi đậu xe thì thầy Huy bước nhanh đến, ngập ngừng:
-Thương à, tôi chưa làm xong nhiệm vụ đưa Thương tìm lại chốn xưa, đúng không?
Thương nhíu mày, nghiêng đầu hỏi:
- Vậy còn nơi nào nữa em chưa ghé thăm?
Thầy Huy đưa tay chỉ ra ngoài cổng trường:
- Quán chè đá đậu ngày xưa em và nhóm bạn hay ăn sau buổi tan trường. Chủ quán vẫn còn đó, nay bán thêm vài món khác như nước mía, cà phê. Tôi mời em một ly chè, được không?
Vẫn còn lâng lâng như trong giấc mơ, Thương bước qua cánh cổng sắt mầu nâu rỉ sét, nơi mà những lần đi học muộn, Thương phải đứng nhìn qua cổng này năn nỉ chú bảo vệ cho Thương vào trường. Quán chè đá đậu chẳng hề đổi thay, Thương thấy mình là một cô bé tuổi mười lăm đang ngồi trên chiếc ghế nhỏ xíu trong quán năm xưa, bụng cồn cào chờ ly chè đá ba màu ngọt lịm nơi đầu lưỡi. Thầy Huy nhấm nháp ly café , ngắmThương thành thục đón lấy ly chè, quậy lớp đá bào ở trên với lớp đậu và nước dừa phía dưới đáy ly, rồi lấy muỗng chè đưa vào miệng với cả sự thưởng thức say mê, tưởng như không còn gì ngon hơn trên cõi đời này. Thầy Huy biết, Thương không chỉ đang ăn chè, mà còn đang gặm nhấm những cảm giác hạnh phúc ngọt ngào của ngày hội ngộ quá khứ.
Thương ngước mặt lên, bắt gặp ánh mắt thầy Huy nhìn Thương rất gần:
- Thương này!
- Dạ?
- Kể từ hôm nay, em đừng gọi tôi là thầy nữa nhe, vì Thương đâu còn là học trò của tôi nữa. Vả lại, tôi cũng chỉ lớn hơn Thương sáu tuổi, và bây giờ chúng mình lại là đồng nghiệp, phải không?
Thương không trả lời, nhìn qua bên kia đường phía ngôi trường. Cánh cổng đã đóng yên, nhưng vài ngày nữa sẽ tưng bừng rộn ràng đón học sinh đến trường cho năm học mới. Một vạt nắng yếu ớt buổi chiều chiếu lung linh trên những tán phượng trên bầu trời xanh trong, bồng bềnh êm ái như đôi mắt thầy Huy đang nhìn Thương đợi chờ.
Thương thấy mình trong ngày khai giảng, dịu dàng, thướt tha với bộ áo dài trắng mới may, gặp gỡ những khuôn mặt học sinh đầy sức sống, Thương sẽ được sống lại tuổi thơ của mình. Quá khứ và hiện tại vẫn là một, Thương sẽ tiếp tục yêu thương chốn này, yêu mến lũ học trò, yêu mến cả những vật vô tri vô giác đã từng cho Thương những rung động bồi hồi khi nhớ về: chiếc bục giảng, bàn ghế, lớp học, sân trường, hàng cây ?
Và có thể, có một tình yêu mới đang bắt đầu.
Edmonton - Canada - Tháng 7/2022
KIM LOAN

Dân số Việt Nam qua các thời kỳ

Dân cư sinh sống có tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện tương đối sớm so với trên thế giới, tuy nhiên việc hình thành nhà nước chuyên chế lại tương đối muộn và là một quá trình tương đối dài. Nhà nước Xích Quỷ tương truyền hình thành năm 2879 TCN, với vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương. Tuy nhiên, các thư tịch cổ Trung Quốc chỉ ra rằng nhà nước chính thức đầu tiên, Văn Lang, ra đời khoảng đầu thế kỷ 7 TCN, thời Trang Vương nhà Đông Chu.
Do vấn đề lịch sử phức tạp, quá trình xâm lăng kéo dài nên các tài liệu cổ về dân số Việt Nam còn lại không nhiều. Dân số của các thời kỳ chỉ có thể xác định ở mức tương đối, không thể xác định chính xác năm nào. Các tư liệu nhân khẩu phần lớn dựa vào các bộ chính sử của các triều đại và các ghi chép của các giáo sĩ, thương nhân phương Tây. Do nô tì, tăng ni, đạo sĩ, binh lính không phải nộp thuế nên các thống kê của triều đình thường không liệt kê họ vào các tài liệu nhân khẩu. Trong giai đoạn nội chiến Nam – Bắc triềuTrịnh – Nguyễn phân tranh, chính quyền gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê dân số nên các số liệu thường phải ước đoán.

Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc

Thời Hùng Vương, Việt Nam hoàn toàn không có các tài liệu về việc thống kê dân số chính thức, có thể là do các đời vua Hùng không tiến hành thống kê nhân khẩu hoặc trải qua nghìn năm Bắc thuộc với nhiều lần chiến loạn nên các tài liệu thư tịch cổ bị thất lạc mất, không thể tìm ra được. Các nhà sử học, cả phong kiến và đương thời, ước tính đến cuối thời Văn Lang, Việt Nam có khoảng 1.000.000 dân,[cần dẫn nguồn] chủ yếu phân bố ở khu vực trung hạ du sông Hồng và sông Mã.
Năm 258 TCN, vua tộc Âu Việt là Thục Phán đem quân đánh bại vua Hùng đời thứ 18, sáp nhập lãnh thổ Văn Lang của người Lạc Việt, hai tộc người Âu Việt và Lạc Việt hợp nhất thành một, Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc. Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng phái tướng Đồ Thư đem 50 vạn quân đi bình định các dân tộc Bách Việt, nhưng sau tướng Đồ Thư bị giết trong 1 cuộc tập kích, quân Tần buộc phải bãi binh do chủ tướng tử trận và các cuộc bạo loạn ở Trung nguyên. Sau cuộc chiến, hơn 10 vạn quân Tần thiệt mạng và khoảng 10 vạn bị quân Âu Lạc bắt làm tù binh, bị đày đi khai hoang ở những miền xa xôi.
Sau khi nhà Tần suy yếu và sụp đổ, phương Bắc chìm trong chiến loạn trong nhiều năm. Các thế lực quân phiệt, tiêu biểu là Hán Lưu Bang và Sở Hạng Vũ, giao tranh quyết liệt để tranh giành đất đai. Dân chúng thường bị vạ lây sau các trận chiến, do các thủ lĩnh quân sự thường tàn sát dân chúng khắp vùng nếu đối phương kháng cự quyết liệt. Tiêu biểu là việc Lưu Bang đã làm cỏ bách tính ở Dĩnh Dương, còn Hạng Vũ đã giết sạch dân ở Tương Thành và tàn sát 20 vạn hàng binh nước Tần. Do đó có nhiều người dân đã chạy xuống phương nam để lánh nạn, mà đa phần là đến vùng Lưỡng Quảng (thuộc nước Nam Việt của Triệu Đà, tướng cũ của nhà Tần), tuy nhiên có một bộ phận chạy xuống tận Âu Lạc, sống chung với người Bách Việt. Theo ước tính, thời Âu Lạc Việt Nam có khoảng 70–80 vạn dân, bao gồm toàn bộ dân cư Lạc Việt cũ, dân cư Âu Việt mới sáp nhập và các nạn dân từ phương bắc chạy đến để tránh chiến loạn.

Thời kỳ Bắc thuộc

Từ thời nhà Triệu cho đến thời kỳ Nam – Bắc triều
Sau khi nhà nước Âu Lạc bị Triệu Đà tiêu diệt năm 179 TCN, lãnh thổ và dân số Việt Nam bị sáp nhập vào các triều đại Trung Hoa, do đó việc thống kê nhân khẩu Việt Nam giai đoạn này phải dựa trên các ghi chép trong các bộ thư tịch cổ của Trung Quốc.
Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Bên dưới cấp quận không có đơn vị hành chính khác. Sử sách ghi nhận tại hai quận này có 60 vạn dân thời Triệu.[cần dẫn nguồn]
Đa số cư dân Nam Việt là người Bách Việt cũ cùng khoảng 100 ngàn người Hán di cư từ phía Bắc, nhóm này nắm giữ hầu hết chức vụ chủ chốt trong chính thể Nam Việt. Họ bao gồm con cháu của các thương gia, binh sĩ Tần được gửi xuống chinh phục phía nam với những thanh nữ phục vụ nhu cầu tình dục trong quân đội, các lại thuộc và cả tội phạm nhà Tần bị lưu đày. Người Âu Việt sinh sống tại khu vực phía tây Quảng Đông, họ tập trung chủ yếu dọc lưu vực các con sông như Tầm Giang, Tây Giang và khu vực phía nam sông Quế Giang. Những con cháu của Dịch Hu Tống, thủ lĩnh Âu Việt bị quân Tần giết vẫn nắm giữ vai trò là thủ lĩnh của các thị tộc Âu Việt. Đến khi Nam Việt bị Hán diệt, khu vực quận Quế Lâm đã có khoảng vài trăm ngàn người Âu Việt sinh sống. Các thị tộc Lạc Việt sinh sống ở khu vực ngày nay là nam Quảng Tây và bắc Việt Nam, bán đảo Lôi Châu (Quảng Đông) và vùng tây nam Quý Châu. Họ tập trung tại các lưu vực Tả Giang và Hữu Giang Quảng Tây, đồng bằng sông Hồng ở bắc Việt Nam, và lưu vực sông Bàn ở Quý Châu.
Theo Tiền Hán thư thì số dân 7 quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thời thuộc Hán thuộc vào năm 2 như sau[1]:
  • Quận Nam Hải có 6 huyện, 19.613 hộ, 94.253 người.
  • Quận Uất Lâm có 12 huyện, 12.415 hộ, 71.162 người.
  • Quận Thương Ngô có 10 huyện, 15.398 hộ, 146.160 người.
  • Quận Hợp Phố có 5 huyện, 30.796 hộ, 78.980 người.
  • Quận Giao Chỉ có 10 huyện, 92.440 hộ, 746.237 người.
  • Quận Cửu Chân có 7 huyện, 35.743 hộ, 166.013 người.
  • Quận Nhật Nam có 5 huyện, 15.460 hộ, 69.485 người.
Thời điểm Hai Bà Trưng khởi nghĩa (năm 40), ước tính Việt Nam có khoảng gần 2 triệu nhân khẩu.
Năm Quang Hòa thứ 7 (năm 184 SCN) đời Linh Đế nhà Đông Hán, quận Giao Chỉ có 11 huyện, 209.304 hộ, 1.387.144 nhân khẩu; quận Cửu Chân có 5 huyện, 93.026 hộ, 419.780 nhân khẩu; quận Nhật Nam có 5 huyện, 43.628 hộ, 138.952 nhân khẩu.
Sau khi nhà Hán sụp đổ, ở phương bắc hình thành cục diện Tam Quốc, lãnh thổ Việt Nam tương ứng với Giao Châu của Đông Ngô, do nhà Ngô đã tách Giao Châu cũ thành Giao Châu mới (Bắc và Trung Bộ Việt Nam) và Quảng Châu (bao gồm Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay). Ngay từ cuối thời Đông Hán khi loạn Hoàng Cân bùng phát, chiến tranh đã lan ra khắp Trung nguyên kéo dài suốt hơn trăm năm cho đến khi Tây Tấn tiêu diệt Đông Ngô, thống nhất thiên hạ. Trong suốt khoảng thời gian đó, chiến loạn triền miên dẫn đến dân số của Trung nguyên sụt giảm nghiêm trọng, và dân số của Giao Châu cũng bị kéo theo xu thế này. Theo ghi chép, khi nhà Tấn diệt Ngô đã tiến hành điều tra dân số toàn quốc thì đất Giao Châu chỉ còn hơn 53.278 hộ, 241.532 nhân khẩu. Cần chú ý rằng ở thời điểm này quận Nhật Nam đã bị Lâm Ấp chiếm mất nên đất Giao Châu thuộc Tấn chỉ còn ba quận Hợp Phố, Cửu Chân và Giao Chỉ, và cũng do lúc này chiến loạn mới dứt, thiên hạ chưa ổn định nên việc thống kê có thể không chính xác dẫn đến các con số ít hơn thực tế, khoảng một nửa hoặc một phần ba.
Sau khi nhà Tây Tấn sụp đổ do Loạn bát vương và biến động Ngũ Hồ loạn Hoa, Việt Nam lần lượt thuộc về Đông Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Nam Lương, Nam Trần. Trong thời kì Nam-Bắc triều, chính trị phương bắc biến loạn liên tục, giao tranh liên miên nên có nhiều bộ phận dân cư chạy về phương nam, đa phần lưu trú ở Quảng Châu, một bộ phận chạy xuống tận Giao Châu, nhưng không nhập tịch nên các thống kê của quan phủ không đề cập đến họ. Năm 471 (thời Nam Bắc triều), nhà Lưu Tống tách khu vực Hợp Phố ra khỏi Giao Châu và hợp với một số quận khác để lập ra Việt Châu. Khi đó Giao Châu chia ra thành 8 quận, bao gồm: Giao Chỉ, Vũ Bình, Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam, Nghĩa Xương, Tống Bình (Tống thư chỉ liệt kê tên gọi của 7 quận).

Thời Tùy - Đường

Năm 581, Tùy Văn Đế Dương Kiên kiến quốc, đến năm 589 thì quân Tùy nam hạ diệt Trần, lãnh thổ Việt Nam lại chịu sự cai trị của nhà Tùy. Năm Vũ Đức thứ 5 (622), nhà Đường sau khi lên thay nhà Tùy, đã đặt ra tổng quản phủ Giao Châu (Giao Châu tổng quản phủ), quản lãnh 10 châu: Giao Châu, Phong Châu, Ái Châu, Tiên Châu, Diên Châu, Tống Châu, Từ Châu, Hiểm Châu, Đạo Châu, Long Châu, bao trùm miền Bắc Việt Nam. Quan đứng đầu phủ Giao Châu là đại tổng quản Khâu Hòa, vốn là thái thú Giao Chỉ.
Năm 679, Giao Châu đô đốc phủ đổi thành An Nam đô hộ phủ, chia làm 12 châu, trong đó có Giao Châu. Giao Châu mới bao gồm 8 huyện: Tống Bình, Long Biên, Chu Diên, Giao Chỉ, Bình Đạo, Vũ Bình, Nam Định, Thái Bình và chỉ là một phần nhỏ của miền Bắc Việt Nam. 11 châu còn lại là: Lục Châu, Phúc Lộc Châu, Phong Châu, Thang Châu, Chi Châu, Võ Nga Châu, Võ An Châu, Ái ChâuHoan Châu, Diễn Châu, Trường Châu. Quan cai trị An Nam đô hộ phủ gọi là đô hộ. Theo số liệu thống kê của nhà Đường, ở quận Giao Chỉ có 9 huyện 60.112 hộ; quận Cửu Chân có 7 huyện 33.286 hộ; quận Nhật Nam có 8 huyện 12.047 hộ, quận Ninh Việt ở phía đông bắc, gồm Khâm châu không rõ số dân; 3 quận mới chiếm của Lâm Ấp là quận Tỷ Ảnh có 4 huyện 4.305 hộ, quận Hải Âm có 4 huyện 2.405 hộ, quận Tượng Lâm có 4 huyện 2.457 hộ.
Đến trung kì thời Đường, nước Nam Chiếu của người Bạch nổi lên mạnh mẽ, trong khi nhà Đường lại suy yếu vì những xung đột nội bộ. Đường và Nam Chiếu thường xuyên xung đột, đỉnh điểm là việc quân Đường đại bại ở Hạ Quan, quân Nam Chiếu thừa cơ tỏa đi chiếm toàn bộ các vùng đất thuộc Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên ngày nay. Đồng thời, quân Nam Chiếu cũng thường xuyên xuôi dòng sông Hồng đánh phá An Nam thuộc Đường. Mỗi lần đánh phá An Nam, quân Nam Chiếu đều tàn sát dân địa phương, cướp đoạt vô số của cải. Nhà Đường tỏ ra bất lực và quân Đường chỉ quay lại khi quân Nam Chiếu đã rút đi.
Năm 863, Đoàn Tù Thiên lại tiến vào An Nam, đánh bại quân Đường. Sái Tập bị giết. Quân Nam Chiếu chiếm đóng và cướp phá, giết hại tới 15 vạn người Việt.[2] Sau đó vua Nam Chiếu sai Đoàn Tù Thiên ở lại Giao Châu làm tiết độ sứ. Nhà Đường phải di chuyển Phủ Đô hộ An Nam đến Hải Môn.
Năm 864, nhà Đường sai Cao Biền làm An Nam đô hộ kinh lược chiêu thảo sứ sang đánh Nam Chiếu. Năm 865, Cao Biền tiến đến Nam Định, nhân lúc quân Nam Chiếu đang gặt lúa, bất ngờ đánh úp, phá tan quân Nam Chiếu. Tới năm 867, Cao Biền đánh bại hoàn toàn người Nam Chiếu tại An Nam, chiếm lại thành Tống Bình, giết chết Đoàn Tù Thiên, chém hơn 3 vạn quân Nam Chiếu. Từ đó sự xâm lấn của Nam Chiếu mới chấm dứt.
Nhà Đường chia nhỏ thành các phủ, dưới phủ là huyện rồi đến hương xã. Các xã cũng không đều nhau, có hạng lớn thì 40- 60 hộ, hương nhỏ từ 70-150 hộ, lớn từ 160- 540 hộ.[cần dẫn nguồn]
Năm 863, Đường Ý Tông thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân, cho Cao Biền làm Tiết độ sứ, và sau là Cao Tầm, Tăng Cổn, Tạ Triệu, An Hữu Quyền, Chu Toàn Dục và Độc Cô Tổn. Năm 905, Độc Cô Tổn bị Chu Ôn đày đi Hải Nam và giết chết do không cùng vây cánh. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường, đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Từ đó người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ. Tĩnh Hải quân lúc này gồm có 12 châu là Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn. Lãnh thổ 12 châu này bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài tới phía bắc Hoành Sơn, thêm một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên sang thời nhà Ngô (939-967), lãnh thổ Tĩnh Hải quân chỉ còn 8 châu là Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Trường, Ái, Hoan, Diễn. Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An thuộc về Nam Hán. Việc thu hẹp lãnh thổ phía bắc này không được sử sách ghi chép rõ. Không có ghi chép rõ ràng về dân số Việt Nam thời kì này.

Thời kì độc lập và tự chủ

Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê
Từ sau khi Khúc Thừa Dụ tự xưng làm Tiết độ sứ, người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ. Đương thời, phương bắc rơi vào thời kì Ngũ Đại Thập Quốc, giao tranh liên miên không dứt. Ngay từ cuối thời Đường khi loạn Hoàng Sào bùng nổ làm mấy trăm vạn bá tính Giang Nam bỏ mạng, đã có rất nhiều người chạy xuống phương nam để tránh chiến họa, trong đó có cả nhiều thủ lĩnh Trung Hoa chạy loạn xuống Tĩnh Hải quân lập ấp mà con cháu họ sau này trở thành các sứ quân như Đỗ Cảnh Thạc và sứ quân Trần Lãm. Năm 906, tướng Nguyễn Nê theo lệnh vua Đường đem 70.000 quân sang nước Việt đòi họ Khúc triều cống. Nguyễn Nê dựng bản doanh ở Thành Quả, không đem quân quyết chiến mà lại lấy vợ Việt và sinh ra ba con trai sau này là các sứ quân Nguyễn KhoanNguyễn Thủ Tiệp và Nguyễn Siêu. Binh sĩ đi theo phần nhiều cũng ở lại bản địa, lấy vợ sinh con, không về bắc nữa.
Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đến mùa xuân năm 939 thì chính thức xưng vương, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập Dương thị làm hoàng hậu; đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Dưới thời Ngô vương, dân số Việt Nam có khoảng 3.600.000 người. Năm 944, Ngô vương băng hà, Việt Nam rơi vào loạn 12 sứ quân. Các sứ quân liên tục tranh giành nhau, giao chiến không ngừng suốt nhiều năm liền. Binh lính và dân chúng bỏ mạng vô số.
Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh trấn áp quần hùng, thống nhất thiên hạ, lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Cả nước có khoảng 3.100.000 người[3]
Năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra nhà Tiền Lê, chỉ huy quân dân đánh tan quân Tống xâm lược, đồng thời dẹp tan các thế lực chống đối trong nước.
Ước tính khi Ngô vương giành được độc lập, Việt Nam có khoảng 3.5 triệu nhân khẩu.[cần dẫn nguồn] Đến khi Lê Hoàn đánh tan quân Tống, thiên hạ trải qua nhiều năm chinh chiến, từ loạn 12 sứ quân cho đến họa xâm lăng và nhiều năm thanh trừng các thế lực chống đối trên toàn quốc của vua Lê Đại Hành, cả nước chỉ còn khoảng hơn 2,1 triệu người vào năm 1000 thời Nhà Tiền Lê.Theo Nguyễn Trãi thì thời Tiền Lê có tổng số có trên 5 triệu đinh, nhưng các sử gia cho rằng con số này cao hơn thực tế.[4]

Thời Lý - Trần

Sau khi Lê Đại Hành băng hà ở điện Trường Xuân năm 1005, con là Long Việt lên ngôi, xưng Lê Trung Tông. Trung Tông ở ngôi được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết để cướp ngôi. Đương thời chính sự thối nát, nhà vua tàn bạo hoang dâm nên lòng người không phục. Năm 1009, Ngọa Triều qua đời lúc mới 24 tuổi, Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn được quần thần tôn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý, đặt niên hiệu Thuận Thiên. Năm 1054, Lý Thái Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt, tiến hành đại xá thiên hạ, đồng thời thống kê dân số toàn quốc được hơn 3.790.000 nhân khẩu.[cần dẫn nguồn]
Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông. Triều Trần chính thức bước lên vũ đài lịch sử thay thế triều Lý. Thời Trần, các nam đinh được chia thành ba hạng: hạng tiểu hoàng nam (từ 18 tuổi đến 20 tuổi), hạng đại hoàng nam (từ 20 tuổi đến 60 tuổi) và hạng lão (trên 60 tuổi).[cần dẫn nguồn]
Khi quân Mông Cổ đánh bại nhà Nam Tống, một số quan lại địa phương nhà Tống đã quy phụ nhà Trần, như trường hợp Hoàng Bính đem dâng phủ Tư Minh (nay là Bằng Tường) năm 1263, và có một lượng lớn dân chúng và quân binh nhà Tống chạy từ phương bắc xuống Việt Nam xin tị nạn để tránh các cuộc thảm sát của quân Mông Cổ. Nhà Trần đem dân Tống đi phân bố đến các nơi để khai khẩn đất hoang, mở rộng sản xuất, còn các đạo quân Tống rút chạy đến Việt Nam đều được phân bổ vào các đội quân của triều đình, với số lượng không quá lớn để tránh họ làm phản. Thủ lĩnh của các đạo quân này vẫn là người Tống, ví dụ như tướng Triệu Trung chỉ huy 4000 quân Tống dưới quyền Trần Nhật Duật đã tham gia trận Hàm Tử. Người Hán trong quân Mông Nguyên nhìn thấy quân Tống thì đều tưởng nhớ cố quốc nên không còn ý chí chiến đấu, đều hàng cả.
Quân Mông Nguyên khi xâm chiếm Đại Việt thường tàn sát dân chúng và binh lính Đại Việt bị bắt rất tàn bạo, rất nhiều người chết dưới tay chúng. Do có nạn dân và quân binh nước Tống tị nạn bù đắp vào tổn thất của Đại Việt trong chiến tranh nên tổng nhân khẩu toàn quốc sau ba lần quân Mông Nguyên xâm lược về cơ bản không thay đổi mà chỉ ở khoảng 4.500.000 nhân khẩu mà thôi.

Thời nhà Hồ và thuộc Minh

Năm 1400, nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, tiến hành cải cách quy mô lớn. Các cuộc điều tra dân số thời nhà Hồ thống kê được con số 1.039.045 hộ, tức là khoảng hơn 4.000.000 người trên cả nước.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn khoảng 50% do thời kì này tương đối hỗn loạn sau cuộc chính biến và chính quyền thường không thống kê được những người làm nghề kép hát và những người lưu vong từ cuối thời nhà Trần do các cuộc chiến loạn giữa các thế lực địa phương và khi quân Chiêm Thành tấn công ra Thăng Long.
Năm 1406, quân nhà Minh xâm lược nước Việt. Quân đội nhà Hồ phải chịu những tổn thất vô cùng nặng nề trước sức tấn công như vũ bão của quân giặc. Quân Minh dưới quyền Trương Phụ cũng tàn sát dân chúng và tù binh. Sử miêu tả "làng mạc đìu hiu hoang vắng, trăm dặm không thấy bóng người, khói lửa chiến tranh bao trùm khắp nơi". Sau cơn đại nạn, dân số Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng, ước tính chỉ còn quá nửa.
Người Minh dẫn số liệu của nhà Hồ cho thấy họ đã chiếm được 48 phủ, châu, 168 huyện, 782.250 hộ, 112 con voi, 420 con ngựa, 35.750 con trâu bò, 8.865 chiếc thuyền. Theo Minh sử, năm 1408 nhà Minh kiểm soát 3.120.000 người và 2.087.500 người Man trên đất Đại Ngu cũ.

Thời Hậu Lê

Thời Lê sơ
Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, khôi phục chủ quyền, Lê Thái Tổ rất quan tâm chú ý đến việc phục hồi sức dân, tái ổn định đất nước sau 20 năm chiến loạn. Ông đã cho quân lính trở về nhà tham gia sản xuất, chỉ giữ lại 10 vạn quân trong tổng số 35 vạn để canh giữ đất nước. Triều đình đem những tù binh người Minh vào phương nam khai khẩn đất hoang, tăng cường sản xuất. Nhờ những chính sách đó mà dân số Việt Nam tăng mạnh trở lại
Năm 1490, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính trên toàn quốc, đổi phủ thừa tuyên thành các xứ. Như vậy trên cả nước có 13 xứ, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 37 phường, 6.851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường. Mỗi xã thường không quá 500 hộ, nếu nhiều hơn 700 hộ thì sẽ tách ra làm hai xã nhỏ. Theo cánh tính này thì đến năm 1490, toàn quốc có khoảng 8 triệu nhân khẩu.[cần dẫn nguồn][5]

Thời nhà Mạc và Lê Trung hưng

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê, lập ra nhà Mạc.Vào năm 1540,dân số thống kê được khoảng hơn 3.500.000 nhân[6] khẩu trong vùng quản lý của Nhà Mạc.Còn khu vực của nhà Lê Trung Hưng quản lý vẫn chưa có nguồn thống kê.
.Vài năm sau, chiến tranh Nam Bắc triều nổ ra và lan ra mạnh mẽ trên cả nước. Cuộc nội chiến kéo dài 60 năm khiến cho cả một vùng Nghệ An xơ xác điêu tàn "trăm dặm không thấy bóng người". Các nhà nghiên cứu tổng kết: trong 60 năm chiến tranh (1533-1592) giữa Lê và Mạc đã diễn ra 38 trận lớn nhỏ, cả hai bên đều huy động gần hết các lực lượng lao động chính trong xã hội vào cuộc chiến cùng những nhân tài, vật lực trong tay. Sau mỗi trận đánh, lực lượng mới lại được huy động để bù đắp cho lực lượng tổn thất trên chiến trường.
Cuộc chiến đã tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân lao động. Sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế toàn quốc. Không những nông dân, những người thợ thủ công cũng chịu mức thuế khóa nặng nề để cung ứng cho cuộc chiến.
Tại các khu vực chiến trận tiếp diễn trong nhiều năm và nhân dân vẫn tiếp tục chịu cảnh lầm than, đồng ruộng bị bỏ hoang. Năm 1592, quân Nam triều chiếm được Thăng Long, nhà Mạc rút về cát cứ Cao Bằng mãi đến tận năm 1677 mới bị diệt. Dân gian còn lưu lại những câu ca dao nói về sự khổ cực của nhân dân trong việc lao dịch, quân ngũ vì chiến sự ở Cao Bằng:
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng
Ngay sau khi kết thúc cục diện Nam Bắc triều đã cho thấy có khoảng hơn 2-3 triệu người gồm dân thường và bình lính
Năm 1750, Đàng Trong thống kê được khoảng 1.500.000 người[7], còn Đàng Ngoài là khoảng gần 4.500.000[8] người với tổng dân số là hơn 6 triệu người thời Nhà Lê trung hưng

Thời nhà Nguyễn

Năm 1802, Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn, nước Đại Việt có 5.780.000 người. Đến năm 1836 thì vua Minh Mạng hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện nay còn lưu giữ được 10.044 tập gồm 15.000 quyển địa bạ), là kho tàng vô giá để mô tả cương vực nước Việt ở từng ngôi làng, từng mảnh ruộng. Dân số nhà Nguyễn thống kê được là 7.764.128 người.[cần dẫn nguồn]
Năm 1858, quân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, đến năm 1883 thì hoàn tất. Tính chung Bắc Kì có 37 phủ, 88 huyện, 38 châu, gồm 1264 tổng, 10105 xã, 29 mường, 2141 bản và 4 đạo quan binh ở vùng biên giới. Trung Kì có 3 đạo, 33 phủ, 58 huyện, 541 tổng, 9093 xã và 6 thành phố. Nam Kì có 78 quận, 197 tổng Kinh và 10 tổng Thượng, 1470 xã.
Năm 1870, Việt Nam có khoảng 10.000.000 người, đến năm 1901 thuộc Pháp là 13.000.000 và tăng lên 22.600.000 vào năm 1943.

Thời hiện đại

Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Năm 1945, cuộc Cách mạng tháng Tám bùng nổ và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau chiến thắng Điện Biên 1954, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Ước tính có khoảng 2 triệu người (đa số theo Công giáo) đã di cư từ miền Bắc vào miền Nam. Năm 1962, Việt Nam có khoảng 33.275.000 người với 17.000.000 người ở miền Bắc và 16.275.000 người ở miền Nam (đã cộng 2 triệu di dân). Miền bắc có khoảng 19 đến 21 triệu người. (Chú ý: Thời kỳ 1951 - 1957 tăng 753 nghìn người/năm hay tăng 3,03%/năm)[cần dẫn nguồn]
Trong giai đoạn 1955-1975, cả hai miền đều khuyến khích sinh đẻ nhằm gia tăng dân số và bù đắp cho những tổn thất về người trong chiến tranh. Các nguồn khác nhau đưa ra các con số thống kê khác nhau về tổn thất nhân mạng trong cuộc chiến, dao động ở mức 2-4 triệu người chết cùng hàng triệu người khác bị thương tật, tàn phế và nhiễm độc. Tuy vậy, dân số Việt Nam vẫn tăng thêm rất nhanh (khoảng 3% mỗi năm) do tỷ lệ sinh tăng.[cần dẫn nguồn]

Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Tháng 4 năm 1976, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có 49.160.000 người, sau khi trừ đi hết số người vượt biên và số tù binh đang bị giam giữ cải tạo. Dân số miền nam trước khi bầu cử thống nhất chỉ hơn 19 triệu, còn miền bắc lên đến 30 triệu.
Dân số trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tăng 70.576 nghìn người so với năm 1921 hay cao gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 811,2 nghìn người, tương đương mức tăng 1,98%/năm.[9]
Trong đó:
- Thời kỳ 1921 - 1943 tăng 319,5 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,71%/năm;
- Thời kỳ 1943 - 1951 tăng 56,1 nghìn người/năm hay tăng 0,25%/năm, với nguyên nhân chủ yếu do hơn 2 triệu người bị chết đói năm 1945 và số người bị chết trong chiến tranh.
- Thời kỳ 1951 - 1957 tăng 753 nghìn người/năm hay tăng 3,03%/năm;
- Thời kỳ 1957 - 1976 tăng 1.135,8 nghìn người/năm hay tăng 3,08%/năm;
- Thời kỳ 1976 - 1985 tăng 1.190,2 nghìn người/năm hay tăng 2,21%/năm;
- Thời kỳ 1985 - 2008 tăng 1.142,9 nghìn người/năm hay tăng 1,60%/năm;
riêng thời kỳ 2000 - 2008 tăng 1.065,6 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,31%/năm.
Năm 1994, trên lãnh thổ Việt Nam có tổng cộng 72.509.500 người, và tăng lên đến 80.930.200 người vào năm 2003. Vào lúc 2h45p ngày 1/11/2013, bé Nguyễn Thị Thùy Dung ở thôn Hoàng Xá, xã Nam Chính, huyện Nam Sách, Hải Dương đã cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương[10], trở thành công dân thứ 90 triệu của Việt Nam[11].

Dân số Việt Nam hiện tại

Lưu ý: các số liệu dưới đây sẽ được cập nhật hằng năm.
Tính đến ngày 31 ngày 12 năm 2023, dân số của Việt Nam là khoảng 100.352.192 người [12]theo số liệu mới nhất từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2022, hiện chiếm khoảng 1,24% dân số thế giới và đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ; đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, với 38,05% dân số sống ở thành thị (37.198.539 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,2 tuổi (2024). Mật độ dân số của Việt Nam là 321 người/km² vào năm 2024.

Tham khảo

  1. ^ “Hán thư, Địa lý chí, quyển 28 hạ”.
  2. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 361
  3. ^ Nguyễn Trãi: Toàn tập. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 1976. tr. 213.
  4. ^ Đào Tố Uyên, sách đã dẫn, tr 30
  5. ^ “Nhà Lê sơ”, Wikipedia tiếng Việt, 21 tháng 4 năm 2024, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2024
  6. ^ “Nhà Mạc”, Wikipedia tiếng Việt, 7 tháng 9 năm 2024, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2024
  7. ^ “Nhà Lê trung hưng”, Wikipedia tiếng Việt, 13 tháng 5 năm 2024, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2024
  8. ^ “Nhà Lê trung hưng”, Wikipedia tiếng Việt, 13 tháng 5 năm 2024, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2024
  9. ^ “Dân số Việt Nam qua các thời kỳ”.
  10. ^ “Nguyễn Thị Thùy Dung - công dân thứ 90 triệu của Việt Nam”. Báo Thanh Niên. 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ “Nguyễn Thị Thùy Dung - công dân thứ 90 triệu của Việt Nam”. Tuổi Trẻ Online. 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ “Dân số Việt Nam 100,3 triệu người”.
  • Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Đào Tố Uyên chủ biên (2008), Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Đại học sư phạm

Sunday, November 17, 2024

Có bao nhiêu người Việt ở Mỹ?

Theo số liệu 2014 của Cơ quan Kiểm tra Dân số của Mỹ, người gốc Việt ở Mỹ là 2,1 triệu - đông thứ 6 sau các nhóm di dân Mễ Tây Cơ, Ấn Độ, Trung Quốc, Phi Luật Tân và El Salvador.

Giám sát viên Địa hạt 1, Quận Cam, Andrew Đỗ

Giám sát viên Địa hạt 1, Quận Cam, Andrew Đỗ vinh danh các quân nhân Mỹ Source: Orange County/File picture

Kể từ năm 1975 số người Việt đến Mỹ tăng gấp đôi mỗi 10 năm, cho đến những năm 2000 thì tăng 26%.

Số người gốc Việt  ở Mỹ hiện nay là khoảng 1,3 triệu, nhưng nếu tính luôn người Việt sinh ra tại Mỹ thì con số đó là khoảng 2,1 triệu, theo số liệu của Cơ quan Kiểm tra Dân số của Mỹ.

Đa số người Việt sống ở California, Texas, Washington và Florida.

Bốn quận có đông người Việt nhất là Orange County, Santa Clara County, và Los Angeles County ở California; cùng Harris County (Houston) ở Texas.

Tuổi trung bình của người Việt ở Mỹ là 47, lớn hơn so với các nhóm di dân hoặc dân Mỹ gốc, nhưng cũng tương tự như các nhóm di dân khác, thống kê năm 2014 cho thấy 81% người Việt trong độ tuổi đi làm.

 định nghĩa di dân/tị nạn là những người lúc sinh ra không có quốc tịch Mỹ.

So với các nhóm di dân khác, người Việt có trình độ tiếng Anh và học vấn thấp hơn, với chỉ có 25% có bằng đại học. Tỉ lệ này ở các nhóm di dân khác là 29%, và 30% với dân Mỹ gốc.

Tuy vậy người Việt có công ăn việc làm nhiều hơn, 67% so với 62% của dân sinh ra ở Mỹ.

Thu nhập trung bình của người Việt ở Mỹ là $59.933, trong khi của các nhóm di dân khác là $49.487 và của dân Mỹ gốc là $54.565.

Nhưng theo thống kê 2014, 14% người Việt được coi là nghèo khó, so với 19% của các nhóm di dân khác và 15% của dân Mỹ gốc.

Tuy nhiên theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong năm 2014 người Việt trên toàn cầu đã gởi về quê nhà 12 tỉ đôla qua các phương tiện chính thức, trong đó từ Mỹ là nhiều nhất với 7,4 tỉ đôla trong năm 2015.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, số tiền người Việt ở hải ngoại gởi về Việt Nam đã tăng 6 lần kể từ năm 2000, với con số từ Úc là 1,1 tỉ đôla, Canada 923 triệu đôla, và 714 triệu đôla từ Đức.
Vietnamese migrants in the US

Người Mỹ Gốc Việt Wikipedia

Người Mỹ gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese Americans) là những người định cư tại Hoa Kỳ có nguồn gốc người Việt. Với tổng dân số được ước tính hiện nay hơn 2,2 triệu người, họ chiếm khoảng một nửa dân số người Việt hải ngoại trên thế giới. Theo số liệu của Migration Policy Institute, Viện Nghiên cứu về Chính sách Di dân, thì trong số đó có khoảng 116 nghìn người cư trú bất hợp pháp.[1] Họ cũng là cộng đồng dân tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, sau người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc Ấn, và người Mỹ gốc Philippines.

Phần lớn người Việt di cư đến Hoa Kỳ kể từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với những người nhập cư đầu tiên là những người tị nạn từ Việt Nam Cộng hòa được chính phủ Hoa Kỳ di tản. Tiếp theo là những thuyền nhân vượt biên ra nước ngoài bằng đường biển. Kể từ thập niên 1990, những người Việt định cư vào Hoa Kỳ chủ yếu là để đoàn tụ gia đình. Người Mỹ gốc Việt bắt đầu hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ và trở thành một cộng đồng dân tộc thiểu số đáng kể tại quốc gia này.[2]

Lịch sử

Đợt thứ nhất

Vietnamese man hands a child to waiting American crewmen, photographed from above
Thủy thủ đoàn của USS Durham (LKA-114) cứu người tị nạn Việt Nam trên một chiếc sà lan vào năm 1975.

Lịch sử của người Mỹ gốc Việt chỉ mới diễn ra gần đây trong khoảng mấy mươi năm gần đây. Trước 1975, những người Việt tại Mỹ là vợ hoặc con của những người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam hoặc là học sinh, thương gia đến định cư ở Mỹ, ước tính khoảng từ 15.000[3] đến 18.000 người.[4] Hồ sơ  chỉ ra rằng một số người Việt Nam đã đến và làm công việc chân tay vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Theo Sở Di trú và Nhập tịch, 650 người Việt Nam đã đến với tư cách là người nhập cư trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 1974, nhưng con số này không bao gồm sinh viên, nhà ngoại giao và thực tập sinh quân sự Sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam, làn sóng tị nạn đầu tiên bắt đầu[5]. Vì lo sợ bị chính quyền mới trả thù, làn sóng người đầu tiên rời Việt Nam vào mùa xuân năm 1975 gồm khoảng 125.000, đa số là gia đình quân nhân của Việt Nam Cộng hòa, dân thị thành, thành phần có học thức hoặc có công tác với quân đội Hoa Kỳ. Họ được chính phủ Hoa Kỳ vận chuyển bằng máy bay đến những căn cứ tại PhilippinesGuam, và sau đó được di chuyển đến những trung tâm tị nạn khắp nước Mỹ.[6]

Những người tị nạn này, lúc đầu không nhận được sự hoan nghênh của dân chúng Hoa Kỳ; một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 1975 cho thấy chỉ có 36% người dân Hoa Kỳ chấp nhận việc nhập cư của người Việt qua nước họ. Tuy vậy, Tổng thống Gerald Ford và những viên chức khác ủng hộ họ một cách mạnh mẽ bằng việc thông qua Đạo luật Di trú và Người Tị nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Act) trong năm 1975, cho phép họ nhập cư đến Hoa Kỳ bằng một vị thế đặc biệt. Những người Việt tị nạn được bố trí định cư rải rác khắp nước để giảm thiểu tác động của họ đối với những cộng đồng địa phương và hạn chế sự hình thành những khu vực tập trung dân tộc thiểu số. Tuy thế, trong vài ba năm thì hầu hết người Việt tị nạn đã tái định cư tại CaliforniaTexas, khiến hai tiểu bang này có dân số người Mỹ gốc Việt cao hơn cả.

trại Chaffee nơi tạm cư của người tỵ nạn năm 1975 có tấm bia ghi sự kiện này[7]:

Đợt thứ hai

Thành viên của Tổng hội Sinh viên Việt Nam Miền Nam California diễu hành trước Hội chợ Tết tại Little Saigon, Quận Cam, California

Năm 1976 bắt đầu làn sóng người Việt di cư thứ hai cho đến giữa thập niên 1980. Ngay sau khi thống nhất Việt Nam, chính quyền mới tập trung nhiều thành phần liên quan đến chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đưa họ đi học tập cải tạo. Những người trong trại được dạy chủ nghĩa Marx-Lenin trong từ vài ba tháng tới vài ba năm, phải lao động sản xuất để tự cấp tự túc lương thực thực phẩm. Nguyên nhân khác là chính sách kinh tế lúc đó giới hạn tối đa các quyền tự do kinh doanh của người dân, nền kinh tế bao cấp trở nên trì trệ gây ra tình trạng khốn khó cho dân chúng trong đời sống. Nguyên nhân quan trọng khác là Chiến tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Khmer Đỏ, các tỉnh phía Nam giáp biên giới với Campuchia thường xuyên bị quân Khmer Đỏ bắn phá, tập kích khiến nhiều thường dân thiệt mạng, những người dân khác trở nên lo sợ chiến tranh sẽ lan tới nên tìm cách di tản hàng loạt. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc tuyên truyền cho người Việt là hãy rời khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt vì quan hệ Việt Nam - Trung Quốc khi đó rất căng thẳng và đã có chiến tranh vào năm 1979.

Hàng trăm ngàn người chấp nhận vượt biên trong những chiếc ghe nhỏ chật chội, cực kỳ nguy hiểm trước những cơn sóng gió bất thần của biển Đông. Nếu thoát được hải tặc Thái Lan, Campuchia, hay những cơn sóng lật úp thuyền, họ thường được đến những trại tị nạn ở Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hồng Kông hoặc Philippines, hầu đợi đi định cư ở nước thứ ba. Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Người Tị nạn năm 1980 (Refugee Act of 1980), giảm bớt những giới hạn việc nhập cư, trong khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận Chương trình Ra đi Có trật tự (Orderly Departure Program hay ODP) do Hoa Kỳ đề xuất, dưới sự điều khiển của Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc (United Nations High Commissioner for Refugees) do áp lực của quốc tế và nhu cầu đoàn tụ của nhiều người dân có thân nhân đã sinh sống tại hải ngoại. Chương trình này cho phép một số người dân rời khỏi Việt Nam một cách hợp pháp để đoàn tụ gia đình và những đạo luật của Hoa Kỳ được thông qua cho phép con cái của những quân nhân Hoa Kỳ và những cựu tù nhân chính trị và gia đình họ cũng như gia đình những người có con lai Mỹ được định cư ở Hoa Kỳ. Giữa những năm 19812000, Hoa Kỳ tiếp nhận 531.310 người tị nạn từ Việt Nam.

Nhân khẩu

Dân số người Mỹ gốc Việt[8]
Năm Số người
trước 1975

15.000[3]

1980

245.025

1990

614.547

2000

1.122.528

2007 (ước tính)

1.508.489

2010 (ước tính) 1.737.000
2015 (ước tính) 1.980.000
Phân bổ tiếng Việt tại Hoa Kỳ

Theo Điều tra dân số Hoa Kỳ 2000, có 1.122.528 người tự nhận là thuần gốc Việt và 1.223.736 khi tính thêm các người Việt lai với các chủng tộc khác. Trong số đó, 447.032 người (39,8%) sống ở California và 134.961 (12,0%) sống ở Texas. Nơi người gốc Việt sống đông nhất bên ngoài nước Việt NamQuận Cam, California, có 135.548 người Việt. Những công ty người Việt có ở khắp nơi tại WestminsterGarden Grove, còn được gọi là khu Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon): tại Westminster họ chiếm 30,7% dân số và tại Garden Grove họ chiếm 21,4% dân số.

Người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập cư mới nhất tại Hoa Kỳ, cho nên họ là nhóm có tỷ lệ người lai chủng tộc khác thấp nhất trong các nhóm người Mỹ gốc Á chính. Theo điều tra năm 2000, có đến 1.009.627 người 5 tuổi trở lên tự khai rằng họ nói tiếng Việt ở nhà, làm cho tiếng Việt đứng thứ 7 trong những ngôn ngữ phổ thông tại Hoa Kỳ.

Là người tị nạn, người Mỹ gốc Việt có một tỷ lệ nhập tịch khá cao, cao nhất trong các nhóm người gốc Á châu[9]. Trong năm 2007, 72,6% của những người sinh ngoài Hoa Kỳ là công dân, cộng thêm 37,5% số người sinh tại Hoa Kỳ dẫn đến tổng cộng 82,8% người Mỹ gốc Việt là công dân Mỹ[10].

Theo cuộc khảo sát năm 2007, người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ 50,5% nữ và 49,5% nam, và tuổi trung bình là 34,5, so với 36,7 cho toàn bộ dân số Hoa Kỳ. Tỉ lệ tuổi tác cho người Mỹ gốc Việt là[10]:

Tuổi % người Mỹ gốc Việt % người Mỹ nói chung
< 5 5 6,9
5-17 18 17,7
18-24 8,7 9,9
25-34 14,9 13,3
35-44 18,4 14,4
45-54 13,0 16,4
55-64 9,5 10,9
65-74 5,1 6,4
> 75 2,9 6,1

Mỗi gia đình có trung bình 3,8 người, so với 3,2 người cho người Mỹ nói chung. Số tiền thu nhập cho mỗi đầu người Mỹ gốc Việt hàng năm là 20.074 đô la, thấp hơn con số 26.688 đô la cho mỗi người Mỹ.

Tính về trình độ học vấn, người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ người chưa tốt nghiệp trung học (26,7%) cao hơn người Mỹ nói chung (15,5%) trong số những người trên 25 tuổi - bởi vì một lượng lớn người Việt khi đến Mỹ đã đến tuổi lao động và cộng thêm tiếng Anh thì không rành. Nhưng số người Mỹ gốc Việt có bằng cử nhân (19,1%) thì cao hơn người Mỹ nói chung (17,4%) - những người Việt này phần lớn là F2, sinh ra tại Mỹ, hoặc đến Mỹ khi còn nhỏ tuổi.

Tính tới năm 2012, số người Việt nhập cư chiếm 3% tổng số dân sinh ra ở ngoại quốc, mà là 40,8 triệu người. Số người Việt di cư vào năm 1980 là khoảng 231.000 tăng tới gần 1,3 triệu vào năm 2012, trở thành số dân cư sinh ở ngoại quốc đông hạng 6 ở Hoa Kỳ, hạng 4 so với dân từ Á Châu, sau Ấn Độ, PhilippinesTrung Quốc. Khoảng chừng 160 ngàn người Việt sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, đứng hạng thứ 10, chiếm 1% trong khoảng 11,4 triệu người ở lậu tại đây.[6]

Chính trị

Cờ vàng ba sọc đỏ được người Mỹ gốc Việt sử dụng trong một cuộc diễu hành
Đoạn đường Beach Boulevard gần Little Saigon, California, được đặt tên "Xa lộ Kỷ niệm Nhân quyền Việt Dzũng"

Theo một cuộc nghiên cứu năm 2008 của Học viện Manhattan, người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập cư có chỉ số hội nhập cao nhất tại Hoa Kỳ.[11] Trong khi chỉ số hội nhập về văn hóa và kinh tế không có gì đặc biệt khi so với các nhóm khác (có thể vì sự khác biệt ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt), chỉ số hội nhập về quyền công dân là cao nhất trong các nhóm người nhập cư đáng kể.[11] Người Mỹ gốc Việt là những người tị nạn chính trị, xem việc về lại Việt Nam là việc bất khả thi, nên tham gia các hoạt động chính trị tại Hoa Kỳ với tỷ lệ rất cao.[11] Người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ nhập tịch cao nhất trong tất cả các nhóm người nhập cư: trong năm 2015, 86% số người Việt ở Mỹ có đủ điều kiện nhập tịch đã là công dân Mỹ.[12]

Lập trường chống Cộng

Nhiều người Mỹ gốc Việt có quan điểm chống cộng rất mạnh, nhất là những người từng tham gia quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong một cuộc thăm dò ý kiến cho tờ báo Orange County Register năm 2000, 71% người trả lời là việc đấu tranh chống cộng là việc "ưu tiên hàng đầu" hay "rất quan trọng" và 77% coi trọng việc thúc đẩy chính phủ Việt Nam cải thiện chính sách nhân quyền.[13] Người Mỹ gốc Việt thường xuyên biểu tình chống chính phủ Việt Nam, lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và biểu tình chống đối những cá nhân hay đoàn thể mà họ cho rằng ủng hộ chính quyền Việt Nam[14]

Một thí dụ cụ thể là vào năm 1999, một cuộc biểu tình rầm rộ nhằm chống một người làm nghề cho thuê băng video tại Westminster tên là Trần Trường khi ông này treo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và một bức hình của Hồ Chí Minh. Số người biểu tình lên đến 15.000 người trong một đêm,[15] và cuộc phản đối này kéo dài 55 ngày đêm liên tục, gây nên tranh cãi về vấn đề tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ.

Trước kia những đảng viên Dân chủ ít được người Mỹ gốc Việt ủng hộ vì họ được xem là khuynh tả hơn, nhưng gần đây họ được nhìn bằng ánh mắt thiện chí hơn bởi thế hệ thứ hai, giới trẻ hay những người có thu nhập kém hơn.[16] Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa vẫn giành số người ủng hộ áp đảo: tại Quận Cam số người Mỹ gốc Việt ghi danh theo Đảng Cộng hòa cao gấp đôi số người ghi danh theo Đảng Dân chủ, với tỉ lệ là 55% và 22%,[17] và một cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc cho thấy trong năm 2008 tỷ lệ người Mỹ gốc Việt theo đảng Cộng hòa là 29% so với 22% cho đảng Dân chủ.[18] Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, 72% cử tri người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng hòa đương nhiệm George W. Bush trong khi chỉ 28% bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân chủ John Kerry.[19] Trong một cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, 2/3 trong số các cử tri Mỹ gốc Việt đã chọn ứng cử viên có ý định bầu cho ứng cử viên Cộng hòa John McCain.[18]

Gần đây, nhiều nhóm người Mỹ gốc Việt đã vận động trong Chiến dịch Cờ Vàng thành công ở một số thành phố và tiểu bang với mục đích dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa làm biểu tượng đại diện cho cộng đồng người Việt tại địa phương. Tháng 8 năm 2006, chính phủ tiểu bang CaliforniaOhio đã thông qua đạo luật coi lá cờ này là biểu tượng cho người gốc Việt ở địa phương. Chính phủ Việt Nam phản đối việc này và đây là một trong những điểm gây ra bất đồng trong quan hệ Việt-Mỹ.

Đầu năm 2012, hơn 150.000 người Mỹ gốc Việt đã tham gia một chiến dịch ký thỉnh nguyện thư khiến Bộ Ngoại giao Mỹ chú ý. Kết quả của cuộc vận động nhân quyền lớn nhất từ trước đến nay của cộng đồng người Mỹ gốc Việt là chính phủ Hoa Kỳ phái Thứ trưởng Ngoại giao là Michael Posner mở cuộc tiếp đón 165 người vào ngày 5 tháng 3 và cam kết sẽ tiếp tục đưa vấn đề nhân quyền trong vòng đối thoại với chính phủ Việt Nam. Công văn hồi âm ghi nhận rằng: Trong khi chúng tôi tiếp tục các cuộc đối thoại với phía Việt Nam, chúng tôi đặc biệt ý thức rất rõ lập trường của cộng đồng người Việt tại Mỹ.[20] Posner còn nhấn mạnh chính phủ Hoa Kỳ muốn tiếp tục trao đổi ý kiến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt.[21][22]

Một số nhà hoạt động như ông Ngô Thanh Nhàn đã kêu gọi những người Mỹ gốc Việt khởi kiện những nhà sản xuất chất độc da cam để đòi bồi thường, nhưng đã bị các tổ chức người Mỹ gốc Việt từ chối. Nhiều cựu binh quân lực Việt Nam Cộng hòa và con cháu họ đang bị mắc những chứng bệnh mà các cựu binh Hoa Kỳ từng bị nhiễm chất độc màu da cam mắc phải, nhưng không có vụ kiện nào được thực hiện. Những người Mỹ gốc Việt này vẫn rất trung thành với nước Mỹ, họ cho rằng sự nguy hại của chất độc màu da cam chỉ là một sự lừa bịp của Đảng cộng sản Việt Nam, và việc khởi kiện chất độc da cam là sự tiếp tay cho hành động chống lại nước Mỹ. Theo một số tổ chức cộng đồng như Ủy ban cứu Người vượt biển, việc chính quyền Hà Nội lên án quân đội Hoa Kỳ rải chất độc màu da cam xuống Việt Nam là nhằm đánh lạc hướng những chỉ trích về việc bắt giữ tù nhân chính trị.[23]

Vận động tham chính

Xe hoa của cộng đồng Việt tại Lễ hoa hồng Portland 2009

Nhiều người Mỹ gốc Việt đã tham gia vào các hoạt động chính trị tại địa phương và được bầu hay bổ nhiệm vào các chức vụ như Đinh Đồng Phụng Việt, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp dưới chính phủ của Tổng thống George W. Bush; Cao Quang Ánh, dân biểu liên bang; Trần Thái Văn, dân biểu tiểu bang California; Janet Nguyễn, giám sát viên Quận Cam; Madison Nguyễn, thành viên hội đồng thành phố San Jose, v.v. Phần lớn các vận động chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt qua các cơ quan công quyền vẫn còn lấy chủ nghĩa chống Cộng làm trọng tâm. Đáng kể là chuỗi biểu tình 52 ngày phản đối việc một người gốc Việt (ông Trần Trường) treo cờ đỏ sao vàng và hình của Hồ Chí Minh đầu năm 1999 lôi kéo 15.000 người xuống đường. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2008, thành phố Westminster trở thành thành phố đầu tiên có đa số thành viên trong hội đồng thành phố là người gốc Việt[24].

Năm 2003, Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ (Vietnam War Memorial) đã được xây dựng tại Westminster để tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòaHoa Kỳ đã hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam.

Tháng 5 năm 2004, hội đồng thành phố Garden Grove, tiểu bang California nhất thể bỏ phiếu thành lập khu vực "cấm những người cộng sản" (No Communist zone) với chủ ý ngăn không cho các phái đoàn nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công du vào vùng Little Saigon. Nếu muốn vào, luật thành phố đòi hỏi phái đoàn phải báo trước 14 ngày để cảnh sát lo an ninh, nhưng đây cũng sẽ là thời gian để cộng đồng địa phương tổ chức biểu tình chống phái đoàn.[25]

Trong những tháng sau Bão Katrina, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, một trong những nhóm người đầu tiên trở lại thành phố, đã vận động chống đối việc thiết lập một bãi rác để chứa các mảnh vụn gần nơi cộng đồng sinh sống.[26] Sau nhiều tháng giằng co, bãi rác được đóng cửa, và cộng đồng người Việt xem đây là một chiến thắng, trở thành một thế lực chính trị tại đây.[27][28] Năm 2008, luật sư Joseph Cao Quang Ánh, một nhà hoạt động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, thắng cử ghế dân biểu thứ hai của Louisiana trong Hạ viện, trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ.[29]

Kinh tế

Một số văn phòng thương mại của người Mỹ gốc Việt tại Little Saigon

Theo điều tra năm 2007, 64,9% người Mỹ gốc Việt lớn tuổi hơn 16 có thể tham gia lực lượng lao động, với tỷ lệ thất nghiệp là 5,4%, thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ nói chung là 6,3%.[10] 59,3% phụ nữ đủ tuổi tham gia lực lượng lao động, với tỷ lệ thất nghiệp là 4,9%.

31,5% người Mỹ gốc Việt làm nghề quản trị, nghề chuyên nghiệp, hay các công việc liên quan, thấp hơn tỷ lệ 34,6% cho người Mỹ nói chung. 24,9% theo ngành phục vụ, cao hơn người Mỹ nói chung là 16,7%. 18,4% làm việc công việc sản xuất hay vận tải, 18,4% làm việc văn phòng hay buôn bán, 6,1% theo ngành xây dựng, duy trì, hay sửa chữa, và 0,4% theo nông nghiệp, ngư nghiệp, hay lâm nghiệp.[10] 82% người Mỹ gốc Việt làm cho các hãng tư nhân, 9,2% làm việc cho nhà nước, và 8,5% tự làm việc cho mình.

Năm 2019, mỗi gia đình người việt có thu nhập điểm giữa là 69.800 USD, xấp xỉ so với thu nhập một gia đình người Mỹ là 69.650 USD. Trong đó thu nhập trung bình của một gia đình người mỹ gốc việt sinh ra tại mỹ là 82.400 USD, và 66.000 USD cho người mỹ gốc việt sinh ra tại nước ngoài. Mỗi gia đình người Mỹ gốc Việt có trung bình 3,8 người, cao hơn số trung bình cho người Mỹ nói chung là 3,2 người. Bình quân mỗi người có thu nhập là 22.074, thấp hơn so với người Mỹ nói chung.[10] 13,1% người Mỹ gốc Việt được xem là có lợi tức thấp.

67,3% người Mỹ gốc Việt sống tại nhà do họ sở hữu, trong khi 32,7% sống trong nhà họ thuê.

Tại một số lĩnh vực, người Việt chiếm lĩnh thị trường. Khoảng 80% thợ móng ở California và 43% toàn quốc là người Mỹ gốc Việt.[30] Tại vùng vịnh Mexico, người Mỹ gốc Việt chiếm từ 1/3 đến một nửa các công việc ngư nghiệp.[31] Vụ tràn dầu Deepwater Horizon năm 2010 đã ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đối với các ngư dân gốc Việt tại đây.

Theo nghiên cứu năm 2013 của Trường Đại học Brown khi so sánh sáu nhóm di dân gốc Á châu (Hoa, Ấn, Phi, Nhật, Hàn và Việt) thì người gốc Việt có thu nhập thấp nhất. Ấn Độ và Nhật Bản là hai nhóm di dân thành đạt nhất tại Mỹ, trong khi người nhập cư Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất so với năm nhóm kia và cũng là cộng đồng có lợi tức và học vấn thấp hơn cả.[32]

Chùa Huệ Quang, một cơ sở thờ tự Phật giáo người Mỹ gốc Việt ở Nam California

Văn hóa và tôn giáo

Đền Thánh tử đạo Việt Nam ở Nam California

Những sinh hoạt cộng đồng nhằm góp phần lưu giữ gốc Việt và văn hóa Việt được tổ chức thường xuyên; như giải Phượng Hoàng được tổ chức hàng năm để tuyển lựa tài năng cổ nhạc.[33] Và những trung tâm dạy Việt ngữ được mở ra khắp nơi. Tính đến năm 2008, chỉ riêng ở miền Nam California, có tới hơn 80 trung tâm Việt Ngữ, đang tiếp nhận khoảng 17.000 học sinh theo học.[34]

Cũng vì sự vận động của cộng đồng gốc Việt, ngày 12 Tháng Tám năm 2009 Hội đồng thành phố Westminster, California thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày Thứ Bảy cuối cùng mỗi Tháng Tư sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam".[35] Ở cấp tiểu bang thì California thông qua nghị quyết ACR-40 công bố Tháng Tư 2011 là tháng của người Mỹ gốc Việt với 6 điểm ghi nhận:[36]

  1. Hành trình tị nạn của người Việt từ năm 1975
  2. Hội nhập và đóng góp giá trị của cộng đồng
  3. Chùa Đức Viên ở San Jose
    Lễ hội tết của cộng đồng người Việt ở San Jose
    Nỗ lực tranh đấu vì lý tưởng tự do
  4. Coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt
  5. Công nhận tuần lễ 24-30 Tháng Tư là "Tuần tưởng niệm Tháng Tư Đen"
  6. Công nhận Tháng Tư, 2011 là tháng tuyên dương cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California.

Sinh hoạt các tôn giáo cũng phong phú và đa dạng, nhiều chùa Phật giáo và giáo xứ Công giáo được xây dựng khắp nơi. Từ năm 1978, Đại hội Thánh Mẫu của người Công giáo tổ chức hàng năm vào mùa hè tại Carthage, Missouri quy tụ khoảng 60 hay 70 ngàn người hành hương mỗi kỳ [37].

Sinh hoạt cộng đồng

Người Việt tại Mỹ thường sống quây quần và có những sinh hoạt cộng đồng thường xuyên. Nhiều đoàn thể, hội ái hữu, hội đồng hương,.... và các tổ chức Hướng đạo Việt Nam, Gia đình Phật tử, Thiếu nhi Thánh Thể được thành lập khắp nơi.

Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên Đán, đều có các cuộc diễn hành tết của cộng đổng người Việt tại khắp nơi, lớn nhất là tại San Jose do Hội Diễn hành Xuân (Vietnamese Spring Festival) tổ chức, với sự kết hợp của nhiều hội đoàn, tổ chức. Tại Garden Grove, trường Bolsa Grande High School hiện nay là địa điểm tổ chức Hội Tết Việt Nam hằng năm, với hàng trăm ngàn người tham dự, và do Tổng hội Sinh viên Việt Nam Nam Cali (UVSA) tổ chức liên tục từ năm 1982 đến nay[38]. Từ năm 2003, Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế (Vietnamese International Film Festival - ViFF) là một đại hội điện ảnh diễn ra hai năm một lần tại Đại học California tại Irvine và nhiều địa điểm quanh vùng Little Saigon của Quận Cam.

Công dân Việt Nam ở Mỹ

Du học sinh

Bản thông cáo báo chí của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ hôm 15 tháng 11 năm 2016, lấy từ thống kê của Open Doors, hiện đang có 21,403 du học sinh Việt Nam theo học ở Hoa Kỳ, con số này đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong số các quốc gia đứng đầu về du học sinh theo học tại Hoa Kỳ, so với vị trí thứ 9 của năm 2015, gia tăng đến 14.3% so với năm 2015.[39]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Người Việt ở Mỹ: Nếu bị trục xuất, Việt Nam có nhận?”. BBC. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ Hoang, Tuan (2016). “From Reeducation Camps to Little Saigons: Historicizing Vietnamese Diasporic Anticommunism”. Journal of Vietnamese Studies. 11 (2): 43–95. doi:10.1525/jvs.2016.11.2.43. ISSN 1559-372X.
  3. ^ a b Cộng sản, cộng đồng...
  4. ^ http://search.ancestry.com/cgi-bin/sse.dll?gl=40&rank=1&new=1&so=3&MSAV=0&msT=1&gss=ms_f-40&gsln=Truong&msady=1880&msapn__ftp
  5. ^ SarDesai, D. R. (23 tháng 2 năm 2018). “Vietnam”. doi:10.4324/9780429495564.
  6. ^ a b Vietnamese Immigrants in the United States, MPI, 25.08.2014
  7. ^ Outdoor refugee monument at a ceremony
  8. ^ Chỉ tính người Việt không, không kể những người đa chủng tộc
  9. ^ Alicia J. Campi. “From Refugees to Americans: Thirty Years of Vietnamese Immigration to the United States”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007.
  10. ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên census2007
  11. ^ a b c Jacob L. Vigdor (tháng 5 năm 2008). “Measuring Immigrant Assimilation in the United States”. Manhattan Institute. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2008.
  12. ^ Ana Gonzalez-Barrera and Jens Manuel Krogstad (18 tháng 1 năm 2018). “Naturalization rate among U.S. immigrants up since 2005, with India among the biggest gainers”. Pew Research Center. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018.
  13. ^ Collet, Christian (26 tháng 5 năm 2000). “The Determinants of Vietnamese American Political Participation: Findings from the January 2000 Orange County Register Poll” (PDF). 2000 Annual Meeting of the Association of Asian American. Scottsdale, Arizona. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2008.
  14. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  15. ^ Nancy Wride và Harrison Sheppard (ngày 27 tháng 2 năm 1999). “Little Saigon Vigil Protests Vietnam Human Rights Violations”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2009.
  16. ^ My-Thuan Tran and Christian Berthelsen (ngày 29 tháng 2 năm 2008). “Leaning left in Little Saigon”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2008.
  17. ^ “OC Blog: Post-Election Spinning”. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessed= (trợ giúp)
  18. ^ a b Jane Junn, Taeku Lee, S. Karthick Ramakrishnan, Janelle Wong (ngày 6 tháng 10 năm 2008). “National Asian American Survey: Asian Americans and the 2008 Election” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2008.
  19. ^ Stephanie Ebbert (April 26, 2005). “Asian-Americans step up to ballot box”. The Boston Globe. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  20. ^ "Mỹ không bỏ qua vấn đề nhân quyền VN" theo BBC
  21. ^ “Bộ Ngoại giao Mỹ trả lời 150.000 thỉnh nguyện thư nhân quyền”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
  22. ^ “STOP EXPANDING TRADE WITH VIETNAM AT THE EXPENSE OF HUMAN RIGHTS”. White House. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
  23. ^ Ngoc Nguyen (ngày 14 tháng 9 năm 2013). “Người Mỹ gốc Việt: Bị ảnh hưởng chất độc Da cam, đau khổ trong thầm lặng”. New America Media. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2019.
  24. ^ My-Thuan Tran (ngày 2 tháng 12 năm 2008). “Orange County's final vote tally puts 2 Vietnamese Americans in winners' seats”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2008.
  25. ^ “California city becomes 1st U.S. "no Communist zone". Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.
  26. ^ Leslie Eaton (ngày 6 tháng 5 năm 2006). “A New Landfill in New Orleans Sets Off a Battle”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
  27. ^ (tiếng Anh) Michael Kunzelman (ngày 31 tháng 10 năm 2007). “After Katrina, Vietnamese become political force in New Orleans”. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2008.
  28. ^ S. Leo Chiang (ngày 28 tháng 8 năm 2008). “New Orleans: A Village Called Versailles: After tragedy, a community finds its political voice”. Public Broadcasting Service. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
  29. ^ Associated Press (ngày 7 tháng 12 năm 2008). “Indicted Louisiana Rep. William J. Jefferson loses reelection bid”. The Los Angeles Times. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2008.
  30. ^ My-Thuan Tran (ngày 5 tháng 5 năm 2008). “Vietnamese nail down the U.S. manicure business”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  31. ^ Mike Di Paola (ngày 17 tháng 8 năm 2010). 18 tháng 8 năm 2010/bp-oil-mess-leaves-gulf-s-vietnamese-fisherman-jobless-prey-to-boat-scams.html “Oil Mess Leaves Gulf Vietnamese Jobless, Prey to Scams” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Bloomberg. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2011.
  32. ^ "Separate but Equal: Asian Nationalities in the U.S"
  33. ^ Mùa Thi Giải Phượng Hoàng[liên kết hỏng]
  34. ^ Các Trung tâm Việt Ngữ: Chỉ Tồn Tại Hay Sẽ Phát triển?
  35. ^ "Thị xã Westminster ra nghị quyết ngày Thuyền nhân Việt Nam". Khởi Hành năm xiii, số 155, Tháng Chín 2009. Midway City, CA. tr 3
  36. ^ "Tháng người Mỹ gốc Việt" theo Người Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2011.
  37. ^ Khách Hành Hương Bắt Đầu Kéo Đến Tham Dự Đại Hội Thánh Mẫu Tại Missouri
  38. ^ “Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam - Nam California tổ chức họp báo Hội Chợ Tết Xuân Kỷ Sửu – 2009 "Xuân Hy Vọng". Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2009.
  39. ^ Hơn 21 ngàn du học sinh Việt Nam đang ở Hoa Kỳ, nguoi-viet, 15.11.2016

Đọc thêm

Liên kết ngoài